News
Loading...

Triệu chứng bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là căn bệnh thuộc nhóm hậu môn trực tràng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, gây ức chế thần kinh, thiếu máu, nứt vỡ tĩnh mạch hậu môn, viêm loét vùng hậu môn, rò hậu môn, hoại tử và nhiễm trùng máu… Bệnh trĩ nội càng để lâu thì càng phức tạp và khó khăn trong việc điều trị.
Vậy chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ nội là gì? Triệu chứng bệnh trĩ nội là như thế nào? và quan trọng là cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả không để bệnh tái phát là như nào?
Với mục tiêu bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mọi người, sau đây phòng khám sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cần thiết và quan trọng nhất về bệnh trĩ nội.

Triệu chứng bệnh trĩ nội thường gặp

Triệu chứng bệnh trĩ nội

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, ở mỗi cấp độ thì triệu chứng bệnh trĩ nội là khác nhau. Nếu người bệnh chú ý và sớm phát hiện các triệu chứng này ngay từ đầu thì thời gian chữa trị sẽ nhanh hơn và chi phí ít tốn kém hơn, hậu quả cũng sẽ ít ngiêm trọng hơn.
Triệu chứng bệnh trĩ nội cấp độ 1: Đi đại tiện ra máu, cảm giác đau và ngứa rát cũng luôn thường trực, các búi trĩ chỉ phình lên chứ không có hiện tượng sa ra ngoài.
Triệu chứng bệnh trĩ nội cấp độ 2: Các búi trĩ sẽ sa ra ngoài khi đi đại tiện rồi có thể tự co trở lại vị trí ban đầu và hiện tượng chảy máu không còn nhiều.
Triệu chứng bệnh trĩ nội cấp độ 3: Cảm giác đau khi đi đại tiện sẽ nghiêm trọng hơn, các búi trĩ nội gia tăng kích thước và sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, thậm chí khi ho mạnh, hắt hơi hoặc vận động  mạnh mà không tự co lại được phải dùng tay đẩy vào. Hiện tượng chảy máu hầu như không còn xuất hiện.
Triệu chứng trĩ nội cấp độ 4 (giai đoạn cuối): Các búi trĩ thường xuyên bị sa ra ngoài và dùng tay tác động cũng không co lại được (kể cả lúc không đi đại tiện.
Bệnh trĩ nội phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm các vùng lân cận, thiếu máu trầm trọng không kiểm soát được, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Bệnh trĩ nội là gì

Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là khi các búi trĩ xuất hiện bên trong hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau rát và có ra máu khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ nội bao gồm 3 loại:
Trĩ nội do tĩnh mạch bị phù.
Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập.
Trĩ nội do xơ hóa.
Khi mới bị bệnh trĩ nội các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện và tự co lại được, nhưng khi bệnh trở nặng các búi trĩ không thể tự co lại được.
Vị trí của các búi trĩ nằm ở cuối niêm mạc trực tràng và trên đường lược, bề mặt của các búi trĩ nội cũng là lớp niêm mạc của hậu môn và không có dây thần kinh cảm giác. Trĩ nội dẫn đến hiện tượng sa nghẹt búi trĩ, chảy máu và khiến vùng da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm.

Cách chữa bệnh trĩ nội

Cách chữa bệnh trĩ nội
Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh trĩ nội khác nhau đang được áp dụng tùy vào tình trạng bệnh:
Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc
Thuốc trị bệnh trĩ nội này chỉ làm giảm mức độ trầm trọng các triệu chứng bệnh trĩ nội chứ không tiêu diệt tận gốc bệnh.
Thuốc trị bệnh trĩ nội có thể là thuốc uống, thuốc đặt hoặc thuốc bôi trực tiếp vào vùng hậu môn. Chúng giúp tiêu viêm, giảm đau, nhuận tràng khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Thuốc điều trị trĩ nội cũng có nhiều tác dụng phụ vì thế người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, không tự kê đơn tự uống thuốc.
Chữa bệnh trĩ nội bằng các thủ thuật
Thủ thuật chích xơ búi trĩ: Cách chữa bệnh trĩ nội này áp dụng với bệnh ở cấp độ 1 và cấp độ 2 với mục đích làm giảm lượng máu đến các búi trĩ.
Thủ thuật thắt dây chun: Một vòng cao su được dùng để thắt búi trĩ độ 1 và độ 2.  Cách này làm giảm lượng máu đến búi trĩ và bảo tồn lớp niêm mạc hậu môn.
Quang đông bằng nhiệt: Cách chữa bệnh trĩ nội này dùng tia hồng ngoại nhiệt độ cao để tạo lên các sẹo xơ, hạn chế máu đến búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng kĩ thuật PPH
Đây là cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất hiện nay áp dụng với các tình trạng bệnh trĩ nội ở giai đoạn nặng cấp độ 3-4 (còn gọi là kỹ thuật “Thắt vùng niêm mạc trĩ”). Kỹ thuật không làm tổn hại tới chức năng sinh lý của lớp đệm hậu môn, rút ngắn thời gian tiểu phẫu và giảm đau một cách rõ rệt. Là kỹ thuật tiên tiến được phát triển trên cơ sở học thuyết về lớp đệm hậu môn và vận dụng máy ôn hợp để cắt trĩ dạng vòng.
Ưu điểm của kĩ thuật PPH
An toàn: Không cần cắt bỏ lớp đệm hậu môn, bảo vệ chức năng hậu môn tới mức tối đa, tránh được các biến chứng hẹp hậu môn, mất kiểm soát hậu môn…
Không đau: Đưa búi trĩ bị sa về vị trí ban đầu, đồng thời cắt đứt đường cung cấp máu cho búi trĩ, không làm tổn thương bề mặt ống hậu môn, sau thủ thuật gần như không cảm thấy đau.
Vết thương nhỏ, nhanh hồi phục: Điều trị cắt vòng niêm mạc không cần dùng dao mổ, mất máu ít, không lo phải thay thuốc sau tiểu phẫu và nhanh chóng về sinh hoạt bình thường.
Áp dụng nhiều đối tượng: Do ít gây tổn thương nên đặc biệt thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, hoặc người bệnh bị tái phát do dùng phương pháp truyền thống…

Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Nguyên nhân bệnh trĩ nội
Táo bón: Táo bón khiến các vùng cơ ở hậu môn gánh chịu một áp lực lớn khi đi đại tiện để đẩy phân ra ngoài. Táo bón làm cho hậu môn bị sưng huyết, các tĩnh mạch trực tràng gập phình lại, cơ vòng ở hậu môn bị giãn ra hình thành các búi trĩ nội.
Ăn uống không khoa học: Cung cấp không đủ chất xơ trong bữa ăn, thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống rượu bia… khiến đường ruột bị kích thích gây táo bón. Bên cạnh đó, hàng ngày không uống đủ nước gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hậu môn co bóp kém lâu dần hình thành các búi trĩ nội.
Lười vận động: Lượng máu lưu thông chậm, cơ thắt hậu môn kém đàn hồi, co thắt yếu hoạt động kém… khá phổ biến ở những người trẻ tuổi, dân văn phòng.
Thói quen xấu: Vừa đi vệ sinh vừa lướt web khiến bạn bị phân tâm, áp lực lên vùng hậu môn gia tăng, chức năng đường ruột bị rối loạn, giảm lượng máu lưu thông đến các tĩnh mạch vùng hậu môn.
Nhịn đại tiện: Không giải quyết khi có nhu cầu làm tổn thương thành hậu môn.
Đứng ngồi lâu: Một số người đứng hoặc ngồi quá lâu do tính chất công việc khiến áp lực bị đồn nén xuống vùng hậu môn trực tràng, cản trở lưu thông máu khiến các tĩnh mạch sưng phồng.
Không kiểm soát được cân nặng: Béo phì làm vùng hậu môn phải gánh một lực lớn kết hợp với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, khó tiêu hóa.
Tuổi tác: Các cơ quan bắt đầu hoạt động trì trệ dần, hệ tiêu hóa và các tĩnh mạch suy yếu là gây ra bệnh trĩ nội ở những người ngoài độ tuổi 40.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội

Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội
Tăng cường nhiều chất xơ trong các loại trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành suôn sẻ, trực tràng luôn sạch sẽ. Tránh xa rượu bia, các chất kích thích để ngăn ngừa trĩ nội tấn công.
Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít/ngày bằng cách uống nước lọc tinh khiết hoặc nước ép trái cây tươi, nước ép rau xanh hoặc trà thảo mộc giúp phân mềm hơn, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ nội.
Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp ruột hoạt động tốt, tuần hoàn máu ở hậu môn “trôi chảy” giảm nguy cơ giãn quá mức đám rối tĩnh mạch ngừa bệnh trĩ nội. Bên cạnh đó tránh phải mang vác quá nặng, làm việc quá sức.
Vệ sinh hậu môn luôn sạch sẽ: Tránh chà xát mạnh, nên dùng giấy vệ sinh mềm, không kích ứng cũng là cách phòng ngừa bệnh trĩ nội và một số bệnh lý khác ở vùng hậu môn trực tràng cực kì hiệu quả.
Duy trì thói quen đi cầu khoa học, giải quyết nhu cầu ngay khi cần
Điều trị triệt để một số bệnh như viêm phế quản, giãn phế quản…(các bệnh làm tăng áp lực ở ổ bụng – nguyên nhân bệnh trĩ nội) cũng là cách phòng ngừa bệnh trĩ nội được nhiều người áp dụng.
Hiện nay phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội đã và đang áp dụng ký thuật PPH trong chữa bệnh trĩ nội được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để chữa bệnh dứt điểm, không tái phát. Với mong muốn mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân, phòng khám đa khoa Thái Hà luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn về triệu chứng bệnh trĩ nội.
Share on Google Plus

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Bài viết tiêu biểu: